Thứ Ba, 7 tháng 1, 2025

19 . THÂN TRỌNG SƠN Vẽ rắn thêm chân

 



Năm 2024 đã qua nhưng Giáp Thìn vẫn còn, và rồi Ất Tỵ lại đến. Tỵ là năm con rắn.Theo lịch pháp Phương Đông, rắn đã vinh dự được người xưa chọn làm một trong 12 con giáp đại diện cho các tháng trong năm được gọi là tỵ. Tỵ là một trong số 12 chi của địa chi, được coi là chi thứ 6, đứng trước nó là thìn (rồng), đứng sau n
ó là ngọ (ngựa). Theo nông lịch hiện nay, tháng giêng kiến dần nên tháng tỵ là tháng 4 âm lịch, về thời gian thì giờ tỵ tương ứng với khoảng thời gian từ 9h-11h trong 24h mỗi ngày. Về phương hướng, tỵ thuộc hướng đông nam, theo ngũ hành thuộc hỏa, theo thuyết âm dương thì thuộc âm. Tỵ mang ý nghĩa ngừng lại, đình chỉ, chỉ trạng thái đã phát triển đến cực đại của thực vật sống trong vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Có lẽ dân gian xưa cũng đã phát hiện rắn là loài có thân biến nhiệt nên lựa chọn và đặt nó vào vị trí giao thời trong lịch pháp ( tháng 4 chuyển từ xuân sang hạ, thực chất là chuyển từ lạnh, rét sang nóng, oi; 9h-11h là giao thời của trưa – chiều). Rắn, là loài động vật nguy hiểm đối với con người nhưng nhiều loài rắn được sử dụng làm các vị thuốc chữa bệnh phong thấp, thần kinh đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại, các cơn co giật.

Rắn là tên gọi chung để chỉ một nhóm các loài động vật bò sát ăn thịt, không chân và thân hình tròn dài ( cylinder ), thuộc phân bộ Serpentes, có thể phân biệt với các loài thằn lằn không chân bằng các đặc trưng như không có mí mắt và tai ngoài. Giống như các loài bò sát có vảy ( Squamata ) khác, rắn là động vật có xương sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể. Nhiều loài rắn có sọ với nhiều khớp nối hơn các tổ tiên là động vật dạng thằn lằn của chúng, cho phép chúng nuốt các con mồi to lớn hơn nhiều so với đầu chúng với các quai hàm linh động cao. Để phù hợp với cơ thể thon và hẹp của mình, các cơ quan có cặp đôi của rắn (như thận) được bố trí theo kiểu cái này nằm phía trước cái kia thay vì ngang hàng ở hai bên, và phần lớn các loài rắn chỉ có một phổi hoạt động. Một vài loài vẫn duy trì một đai chậu với một cặp vuốt dạng vết tích ở một trong hai bên của lỗ huyệt.

Giống như các loài bò sát khác, rắn là loài máu lạnh. Chúng dựa vào nhiệt của ánh nắng mặt trời để duy trì thân nhiệt. Đó là lý do vì sao đa số loài rắn sống ở những vùng khí hậu ấm áp và các vùng nhiệt đới ẩm trên thế giới.

Có vào khoảng 3.000 loài rắn trên thế giới, trong đó 375 loài là rắn độc.

- Nọc rắn là một hỗn hợp các chất protein khi vào cơ thể nạn nhân sẽ nhanh chóng lan truyền. Là một chất độc thần kinh, nó phá huỷ hệ thần kinh và gây tử vong nhanh nhất. Đa số rắn độc sống ở đảo Taipan thuộc Australia. Một nhát cắn của chúng đủ lượng nọc để làm chết 100 người.

- Nọc của rắn hổ mang chúa độc nhất đủ để một nhát cắn giết chết một con voi. Rắn độc chứa chất độc trong các tuyến nằm gần mắt. Nọc rắn không làm đau da, chỉ làm đau mắt và vết thương hở. Số người chết vì rắn cắn mỗi năm lên tới 100.000 người

- Rắn lớn nhất là trăn anaconda (thường gọi là mãng xà) dài tới 12,3m, còn rắn nhỏ nhất là rắn mù  bà - la-môn (brahminy blind snake) chỉ dài có 0,9cm.

- Rắn có 2 phổi, gan dài như cái que, thận và ruột đều dài. Một phần tư loài rắn có hậu môn nhỏ, có vẩy che và đuôi là một đoạn xương.

- Thiên đường của rắn bay là Đông Nam Á. Chúng có thể bay bằng cách uốn mình như một dải rubăng hình chữ S.

- Thường rắn đẻ mỗi năm một lần. Rắn biển có thể giao hợp một lần, tích luỹ tinh trùng để… dùng dần trong suốt 10 năm. Đa số rắn đẻ trứng những cũng có loài đẻ con. Rắn thường chọn nơi ấm để đẻ trứng. Rắn con dùng răng cắn vỡ vỏ trứng để chui ra. Rắn bố mẹ mặc cho rắn con tự sống. Riêng hổ mang chúa làm tổ và chăm sóc trứng.

- Rắn có hơn 200 chiếc răng nhưng không dùng để nhai vì răng quặp vào trong. Những chiếc răng này cắn và giữ mồi rất chặt. Hai hàm rắn không gắn chặt vào nhau cho phép chúng há miệng rất rộng để nuốt trọn con mồi, kể cả những con mồi to hơn đường kính của thân chúng.

- Tim rắn có thể trượt từ 1 đến 1,5 lần ra khỏi vị trí bình thường để con mồi có thể lọt vào dạ dày, vì có một túi bao quanh tim.

- Rắn chuyển động bằng cách co và giãn các cơ dọc theo thân. Chúng di chuyển không nhanh, chừng 12 km/h nên không đuổi kịp được người.

- Rắn không có mi mắt. Thay thế cho mi là chiếc vẩy trong suốt bảo vệ da. Rắn ngủ mở mắt và cuộn tròn thân lại. Nếu ăn no, rắn có thể ngủ cả ngày, thậm chí cả tuần. Mùa đông rắn ngủ hàng tháng trời.

- Rắn ngửi bằng lưỡi và khứu giác của chúng rất thính. Chiếc lưỡi chẻ đôi thò ra thụt vào giúp chúng định hướng thông qua mùi.

- Tuy điếc nhưng rắn cảm nhận được các dao động lan truyền trên mặt đất.

- Loài rắn vi-pe và trăn có cơ quan cảm nhiệt ở trên đầu, giúp chúng nhận ra sự thay đổi nhiệt độ tới 0,002 độ C, khiến chúng có khả năng săn mồi không cần nhìn, cả trong đêm tối. Tất cả các loài rắn đề bơi giỏi. Rắn biển tuy không có mang và cũng ít khi nổi lên mặt nước. Chúng dùng oxy hoà tan trong nước để thở.

Hình ảnh con rắn khá thân thuộc trong rất nhiều thành ngữ, tục ngữ Việt Nam:

Chém rắn đuổi hươu: Hành động hung ác mù quáng, tiêu diệt, làm hại cả kẻ xấu lẫn người tốt, không trừ ai.

Đánh rắn giữa khúc: Không đánh trúng vào chỗ hiểm, chỗ quan trọng, khiến đối phương có thể hồi phục; hành động nửa vời, không triệt để.

Con rắn không chân đo năm rừng bảy rú, con gà không vú nuôi chín mười con: Ca ngợi, khuyến khích sự nhẫn nại, chịu thương chịu khó.

Cõng rắn cắn gà nhà: Kẻ phản phúc, phản bội, vì quyền lợi riêng mà cấu kết với ngoại bang để làm hại gia đình, Tổ quốc, đồng bào.

Đầu rồng đuôi rắn: 1. Việc ban đầu thì hưng thịnh, sau thì suy yếu; 2. Chuyện lúc khởi đầu thì có vẻ to tát, đẹp đẽ nhưng kết thúc lại chẳng ra gì; 3. Sự cọc cạch, không tương xứng giữa những bộ phận có những phẩm chất quá khác biệt trong cùng một chỉnh thể.

Ếch lại đòi cắn cổ rắn: Chuyện ngược đời, kẻ yếu lại gây sự với kẻ mạnh.

Học chẳng biết chữ cua chữ còng, nói thì cứ như rồng như rắn: Kẻ đã dốt nát lại hay ba hoa.

Khẩu Phật tâm xà: Giả dối, tráo trở, miệng nói từ bi, nhân nghĩa nhưng trong lòng thì nham hiểm, độc địa.

Khẩu xà tâm Phật: Nhằm chỉ kẻ ngoài miệng bốp chát nóng nảy chửi bới lung tung, nhưng bản chất bao dung, lòng dạ thẳng ngay, nhân đức.

Len lét như rắn mồng năm: Diện mạo, thái độ sợ sệt, không đàng hoàng (ngày 5 tháng 5 âm lịch là Tết Đoan ngọ, trong dịp này người ta có tục lệ diệt sâu bọ, rắn rết).

Mười hang ếch cũng gặp một hang rắn: Hay làm điều vụng trộm, sai trái ắt có ngày gặp nạn, gặp rủi.

Rắn đói lại chê nhái què: Sỉ diện hão, đài các rởm, đang thiếu, đang cần nhưng lại kén chọn, từ chối điều mà xưa nay vẫn thèm muốn.

Rắn đổ nọc cho lươn: Kẻ xấu nhập nhằng đổ vấy lỗi lầm, gán ghép trách nhiệm cho người lương thiện.

Rắn rết bò vào, cóc nhái nhảy ra: Tình thế không thể chung sống với nhau được, kẻ mạnh dữ di chuyển đến đâu thì kẻ yếu đuối phải rời ngay đi nơi khác.

Vẽ rắn thêm chân: 1. Vẽ vời, làm những việc rắc rối, gây thêm phiền toái, bất lợi; 2. Bịa đặt, thêu dệt, dựng chuyện để vu vạ.

Vẽ rồng vẽ rắn: Bày đặt thêm nhiều chuyên đề cho sự việc càng rắc rối thêm.

Cha hổ mang đẻ con liu điu, Liu điu lại nở ra dòng liu điu : tính cách khó thay đổi của con người.

“ Thằn lằn, rắn ráo”, “ Sư hổ mang, vãi rắn rết “, “ Khẩu Phật, tâm xà “, “ Rắn đến nhà kho đánh thành quái “, “ Oai oái như rắn bắt nhái “.

Thể hiện những sự việc không đúng đắn, đạo đức giả, nhiều chuyện.

“ Nói rắn, nói rồng”, “ Rắn trong lỗ bò ra “ , Rắn đổ nọc cho lươn . “

Nói về việc ăn nói dài dòng, bịa đặt, mỉa mai châm biếm.

Hang hùm nọc rắn: Còn gọi là hang hùm miệng rắn, chỉ nơi nguy hiểm đến tánh mạng.

 Rắn đến nhà không đánh thành quái: ý nói nuôi dưỡng kẻ xấu ở trong nhà thì có ngày nó sẽ hại mình.

 Oai oái như rắn bắt nhái: Chê trách những kẻ hay kêu la những chuyện không đáng.

Rắn rết bò vào, cóc nhái bò ra: Chỉ một nơi hoang vu không có người qua lại.

Rắn Mai tại chỗ, rắn Hổ về nhà: (Mai là mai gầm, hổ là hổ mang) đây là hai loài rắn độc cắn người đưa đến cái chết tức thời

Rắn trong lỗ bò ra: Lời nói khéo léo khiến ai nghe cũng phải xiêu lòng.

Rắn đổ nọc cho lươn: Đổ lỗi cho kẻ khác

Như rắn mất đầu: Không người chỉ huy mất phương hướng.

Len lét như rắn mồng năm: ý nói sợ sét, nhút nhát.

Rắn  già rắn lột, người già người tụt vào săng: Câu nói đùa, nói lên quy luật tự nhiên của con người là mọi người rồi ai cũng phải chết.

Thằn lằn, rắn ráo: Chỉ những kẻ không đứng đắn.

Thuồng luồng ở cạn: ý nói người không phát huy được tác dụng vì ở xa môi trường của mình.

Thẳng như rắn bò: Có ý mỉa mai ai.

Bạnh như cổ hổ mang: Chỉ sự so sánh.

Thao láo như mắt rắn ráo: Mắt mở to. Chỉ sự so sánh giữa mắt người và mắt rắn.

Sư hổ mang, vãi rắn rết: Chỉ những người tu hành giả nhân giả nghĩa.

Rắn đi còn đầm lại: ý nói mầm độc hại đã trừ khử nhưng di căn gốc rễ vẫn còn.

Đánh rắn giữa khúc: Chỉ tính chất và việc làm không triệt để để khử trừ mầm độc hại.

Đánh rắn phải đánh dập đầu: ý nói muốn trừ khử mầm độc hại phải diệt tận gốc rễ.

Bạnh như cổ hổ mang: Chỉ tính cách, hành động của con người.

Đầu rồng đuôi rắn: dài dòng, lộn xộn, không nhất quán.

Hang hùm nọc rắn: Còn gọi là hang hùm miệng rắn (miệng hùm nọc rắn), chỉ nơi nguy hiểm đến tánh mạng - nói đến tâm địa con người.

Hùm tha rắn cắn: Tương ứng với câu "Quan tha ma bắt" người mà bị hùm chê trở về nhà thì sớm muộn gì cũng bị rắn cắn.

Len lét như rắn mồng năm (Lẩn như rắn mồng năm): Chỉ tính cách, hành động của con người - ý nói sợ sét, nhút nhát.

Miệng hùm rắn độc: Nhằm chỉ nơi hiểm nguy độc địa.

Oai oái như rắn bắt nhái: Chỉ tính cách, hành động của con người - Chê trách

những kẻ hay kêu la những chuyện không đáng.

Rắn đi còn đầm lại: ý nói mầm độc hại đã trừ khử nhưng di căn gốc rễ vẫn còn.

Rắn Mai tại chỗ, rắn Hổ về nhà (Mái gầm cắn nằm tại chỗ, rắn hổ còn đem về nhà;

Mái gầm tại lỗ (chỗ), rắn hổ về nhà): Mai là mai gầm (cạp nong), hổ là hổ mang, đây là hai loài rắn độc cắn người đưa đến cái chết tức thời.

Rắn rết bò vào, cóc nhái bò ra: ám chỉ mối quan hệ xử thế của kẻ độc ác như rắn rết không thể chung sống với nhau được, nhất là cóc, nhái là đối tượng luôn bị chúng rình mò để ăn thịt. Do vậy qui luật sống trong xã hội ai cũng tránh người hung ác, hiểm độc như rắn rết. Chỉ một nơi hoang vu không có người qua lại.

Rắn trong lỗ bò ra: Lời nói khéo léo khiến ai nghe cũng phải xiêu lòng.

Thao láo như mắt rắn ráo: Chỉ tính cách, hành động của con người - Mắt mở to, sự so sánh giữa mắt người và mắt rắn.

Thằn lằn, rắn ráo: Chỉ những kẻ không đứng đắn.

Thẳng như rắn bò: Chỉ tính cách, hành động của con người - Có ý mỉa mai ai.

Xà cung thạch hổ: Nhằm chỉ những kẻ hay nghi ngờ, thấy cây cung nghĩ là rắn độc, thấy hòn đá ngờ là cọp dữ, tất cả sự thật đều không tin tưởng, hoài nghi  quàng xiên.

Hình ảnh con rắn còn gặp trong câu đố:

Con gì trườn dọc bờ ao

Bắt ếch bắt nhái lưỡi le vào le ra?

“Con gì không chân đi năm rừng, bảy rú

Con gì không vú nuôi chín mười con ?

- Con rắn không chân đi năm rừng bảy rú

- Con gà không vú nuôi chín, mười con.

- Con rắn không có chân, rắn nhờ chi rắn đi mười ngọn rú,

Con gà không có bụ, gà nhờ chi nuôi đủ mười con?

Trai nam nhi đối được gái gá nghĩa nước non suốt đời.

- Con rắn không chân có cái thân dài uốn oánh,

Con gà không bụ nhờ đôi cánh ấp con.

Trai nam nhi đà đối đặng, gái đà gá nghĩa nước non hay còn chờ?

- Con ngựa chạy giữa đàng nói con ngựa cất

Con cá bán giữa chợ nói con cá thu

Chàng mà đối đặng, thiếp làm dâu mẹ thầy

– Con rắn bò giữa đàng nói con rắn lại

Con cá lội giữa nước nói con cá leo

Anh đà đối được, em ơi theo anh về.

- Con gì có cánh không bay

Con gì không cẳng chạy bay năm rừng?

- Con gà có cánh không bay 

Con rắn không cẳng chạy bay năm rừng.

Nói về rắn mà không nói đến bài thơ Rắn đầu biếng học của Lê Quí Đôn thì thật thiếu sót:

Thuở nhỏ, cậu bé Lê Danh Phương (tên đầu tiên của Lê Quý Đôn) rất cứng đầu  và biếng học. Cha Phương quở trách, buộc cậu làm một bài thơ trong đó phải có điều gì liên quan đến sự cứng đầu, cứng cổ để tạ tội. 

Phương vâng lời và đọc ngay một bài có tên là “rắn đầu” nghĩa bóng là cứng đầu như sau:

“Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà,

Rắn đầu biếng học, chẳng ai tha

Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,

Nay thét mai gầm rát cổ cha.

Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,

Lằn lưng cam chịu vết roi tra.

Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học.

Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia”. 

Đặc điểm của bài thơ này là, đọc câu nào trong bài chúng ta cũng gặp tên một loài rắn. Chẳng hạn như rắn, rồi rắn liu điu, rắn hổ lửa, rắn mai gầm, rắn ráo, rắn thằn lằn, rắn hổ mang...Nội dung bài thơ lại toát lên sự nhận lỗi và hứa sẽ chăm học hơn « kéo hổ mang danh tiếng thế gia ». 

Con rắn còn được nhắc đến trong văn học, có chuyện Lạc Long Quân diệt Ngư

Xà. ” Ngư Xà dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều như chân rết, biến hoá vạn trạng, linh dị khôn lường… (có khi) hoá thành gà trắng gáy trên đỉnh núi ” (Truyện Ngư Tinh). Ngư Xà ăn thịt người, gây bão tố làm hại thuyền nhân, cuối cùng bị Long Quân giết. Dân gian thường kể chuyện Thần thuồng luồng bắt cóc phụ nữ, hay đòi phải hy sinh nhân mạng. Nguyễn Dữ, thời Mạc, trong Truyền kỳ mạn lục, kể chuyện thần Thuồng Luồng ở một đền thờ tại quận Hồng Châu, Hải Dương, bị kiện vì tội bắt cóc Trịnh Thị, bị Long Vương trị tội, phạt lưu xứ : ” giữa ban ngày, không mây mà mưa, nước sông đầy, rồi có một con rắn dài mười trượng, vẩy biếc mào đỏ nổi trên mặt nước mà đi lên mạn Bắc, đàng sau có hằng trăm con rắn nhỏ đi theo, đền từ đấy không linh thiêng nữa “. Đền thờ Rắn ấy, sách gọi là ‘’dâm từ ’’. Chúng ta lưu ý đến mào đỏ như trong cổ tích.

Trong lịch sử ta có biết bao nhiêu là truyện rắn. Chúng ta chỉ nhắc lại một truyện điển hình nhất là Thị Lộ mà người đương thời cho là hiện thân của loài rắn độc, có thể tóm lược như sau: Năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông (con vua Lê Lợi) đi tuần du phương đông, duyệt võ ở Chí Linh. Nguyễn Trãi lúc bấy giờ đã về trí sĩ tại Côn Sơn, bèn ra nghênh tiếp xa giá nhà vua. Lê Thái Tông bèn đến viếng chùa Côn Sơn là nơi có ẩn am của Nguyễn Trãi. Nhìn thấy tì thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ nhan sắc lộng lẫy, lại có biệt tài về văn chương, vua Lê Thái Tông bèn phong cho chức Lễ Nghi Học Sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh nhà vua. Đến khi Đông tuần, xa giá về tới Trại Vải (Lệ Chi Viên), thuộc xã Đại Lại, huyện Gia Định, nay là Gia Bình, thình lình nhà vua nhuốm bệnh, lên cơn sốt dữ dội. Thị Lộ phải hầu hạ, thang thuốc suốt đêm, rồi nhà vua băng hà. Các quan hốt hoảng, vội vã và bí mật phụng giá về Kinh, nửa đêm vào cung mới làm lễ phát tang. Tất cả triều thần đều buộc tội Thị Lộ đã âm mưu giết vua, liền đem nàng ra giết chết. Có sách nói rằng Thị Lộ đã bỏ thuốc độc vào chén cho vua uống. Có sách nói vua bị cắn lưỡi mà chết. Riêng phần Nguyễn Trãi, ông chỉ nói rằng: “Nếu có tội thì cứ chiếu pháp luật mà nghiêm trị”.

Thảm trạng này xảy ra đúng lúc trong triều có nhiều võ quan theo phe Lê Sát,sinh lòng đố kỵ vì thấy ngày trước Nguyễn Trãi được Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) trọng dụng, đem lòng oán ghét, nhân cơ hội này, liền nghi Nguyễn Trãi là chủ mưu sát  đế. Thế là sau đó, quan Thừa Chỉ Nhập Nội Hành Khiển Đại thần Nguyễn Trãi đã bị giết và cả ba họ bị tru di.

Truyền thuyết cho rằng: lúc lập vườn tại Côn Sơn, lính hầu của Nguyễn Trãi đã giết chết một ổ rắn gồm mấy mẹ con. Sau đó rắn mẹ tái sinh, bò lên trần nhà nhìn Nguyễn Trãi đọc sách. Rắn nhỏ xuống một giọt máu đào, xuyên thấm qua ba tờ giấy, nhằm ám chỉ là ba họ. Về sau, cũng con rắn đó đã hiện thân nơi Thị Lộ làm ả bán chiếu Gon ở Tây Hồ, gặp Nguyễn Trãi, có xướng họa như sau:

Ả ở nơi đâu, bán chiếu Gon?

Chẳng hay chiếu đã hết hay còn?

Xuân xanh chừng độ bao nhiêu tuổi?

Đã có chồng chưa? Được mấy con

***

Tôi ở Tây Hồ bán chiếu Gon

Cớ chi ông hỏi hết hay còn?

Xuân xanh mới độ trăng tròn lẻ,

Chồng còn chưa có, hỏi chi con!

Sau đó thì Thị Lộ đã trở thành tì thiếp của Nguyễn Trãi, nhập được gia đình ông ta, để âm mưu phục thù, trả nợ máu ngày xưa là mấy mẹ con đã bị giết oan nơi bụi rậm.

Cái án oan này, mãi đến 22 năm sau, vua Lê Thánh Tông mới xét lại. Đó là vụ

án lịch sử Lệ Chi Viên. Vua thấy có nhiều điều hàm hồ, oan ức cho một đại công thần khai quốc, liền truyền hủy bỏ bản án trước kia, truy phục chức cho Nguyễn Trãi, tức Lê Trãi, con cháu ông được tìm kiếm và đưa ra làm quan, lại cấp tư điền để con cháu lo việc tế tự hàng năm.

Một con rắn lừng danh là Chằn Tinh trong truyện Thạch Sanh, truyện nôm bằng thơ. Chằn Tinh là một con rắn tu luyện nhiều năm, dữ tợn và biến hoá vô cùng ; vua bắt dân phải lập miếu thờ, hằng năm phải hy sinh một người con trai cho nó ăn thịt. Năm ấy Lý Thông bị chỉ định hy sinh, bèn gạt người anh em kết nghĩa là Thạch Sanh đi thế mạng. Thạch Sanh đương đầu với Chằn:

Giở ra cơm nắm toan ăn,

Hay đâu gió thổi ầm ầm rung cây.

Lại thêm gầm rú ghê thay,

Trông ra thấy một vật nay dị kỳ.

Thạch Sanh chẳng biết vật chi,

Trắng đen, xanh đỏ, hoe hoe cả mình,

Hung hăng giơ vuốt, nhăn nanh,

Phòng toan làm giữ như hình mọi khi.

Thạch Sanh hoá phép tức thì,

Búa rìu liền phóng một khi yêu xà.

Mắng rằng “ mày giống tà ma,

Hại người ta chẳng dung tha mày nào ! ”

Xà tinh liền nhảy xốc vào,

Thạch Sanh liền lấy thần đao chém liền.

Ai rằng rắn có phép tiên,

Hoá ra lửa cháy bốn bên đỏ ngòm.

Thạch Sanh hoá nước mưa tuôn,

Tự nhiên lửa tắt kinh hồn xà tinh.

Lại e yêu nghiệt tàng hình

Trốn đi nơi khác, ắt mình uổng công.

Bủa vây lưới sắt bịt bùng,

Nguyên hình rắn phải đùng đùng hoá ngay.

Chàng dùng dao báu chém rày

Rõ ràng con rắn vừa tày một gian.

(một gian : một gian nhà).

Ý nghĩa hình tượng rắn trong văn hoá Việt Điểm đáng chú ý trong ý nghĩa hình tượng rắn của văn hoá người Việt Nam là xuất hiện rất đa dạng với những biến thể khác nhau, như rắn, trăn, chằn tinh, giao long, thuồng luồng, thậm chí là rồng…

Con người nhìn chung là sợ rắn, và vì sợ nên con người thần thánh hóa loài rắn, thờ cúng rắn để mong rắn bảo vệ cho mình. Có thể tìm thấy điều này trong các câu truyện cổ tích, huyền thoại, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, mỹ thuật, tạo hình.v.v...

Việc xem rắn như là thuỷ thần gắn với những ý niệm về sông nước của cư dân nông nghiệp và tương đối phổ biến ở nhiều vùng, cho đến ngày nay vẫn còn chứng tích. Các đền thờ rắn xuất hiện dọc theo các con sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống….

Ý nghĩa hình tượng rắn thuỷ thần có hai thuộc tính: tốt và xấu. Rắn là vị thần nước giúp mưa thuật gió hoà, mang điềm lành và báo điềm dữ.

Rắn là con vật tinh quái phá hoại mùa màng và cuộc sống của người dân. Hình tượng con Chằn trong văn hoá người Khmer Nam Bộ vừa có vai trò bảo vệ con người nhưng đồng thời cũng đại diện cho tính ác, phá hoại cuộc sống bình yên của con người. Dù rắn có mang thuộc tính nào đi chăng nữa thì với cư dân vẫn một lòng kính trọng và thờ phụng.

Ý nghĩa hình tượng rắn trong văn hoá các nước trên thế giới Không chỉ ở Việt Nam, ý nghĩa hình tượng rắn trong văn hoá các nước trên thế giới cũng vô cùng đa dạng. Đối với người Hindu, rắn được coi như thần thánh. Trong lễ hội, người ta chia gạo cho rắn với hy vọng tai ương sẽ qua đi và những điều tốt đẹp sẽ tới. Tín ngưỡng này còn được thể hiện trong điêu khắc, với hình ảnh các vị thần cầm rắn trên tay hay để rắn quấn ngang mình. 

Trong quan niệm của người Ấn, người phụ nữ muốn có con thường phải nhận một con rắn hổ mang làm con nuôi.

Với người Thái Lan, ý nghĩa hình tượng rắn trong văn hoá là âm, là hồn của âm vật, là thần mẹ và trong nghệ thuật, vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ được gắn với vẻ đẹp của rắn. Do vậy, người Thái không giết rắn một cách bừa bãi. Trong văn hoá tâm linh của họ, rắn là con vật linh thiêng, nó mang lại những may mắn cho con người. 

Ở Trung Hoa, tín ngưỡng thờ rắn được biết đến khá sớm thể hiện qua hình tượng thần Phục Hy đầu người đuôi rắn, thần Nữ Oa đầu người mình rắn. Các đền miếu thờ rắn ở Trung Quốc nhiều vô kể. Đặc biệt ở các tỉnh Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông thuộc miền duyên hải Hoa Đông và vùng Lĩnh Nam Trung Quốc. 

Ở Ai Cập, rắn là biểu tượng của thánh thần, sự thông thái và khả năng tiên tri về tương lai. Rắn được coi là thần hộ mệnh cho các bậc vua chúa nên vương miện của các pha-ra-ông thường chạm trổ hình rắn.

Ở châu Âu, tục thờ rắn phổ biến quanh lưu vực những con sông ở Hy Lạp. Ở đây, rắn không chỉ tượng trưng cho sự khôn ngoan mà còn là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực về khả năng sinh sản.

Giống như mỗi đất nước đều có hình ảnh riêng, mỗi ngành nghề cũng có một biểu tượng của riêng mình. Biểu tượng ngành Y đó là hình ảnh một con rắn quấn mình quanh một cây gậy. Tuy nhiên, ít người biết rằng, đằng sau biểu tượng này là một truyền thuyết đặc biệt.

Theo truyền thuyết Hy Lạp, trong thời kỳ loài người còn sống chung với thần linh, ở xứ Thessalie có vị vua Asklepios Esculape, vừa là một minh quân, vừa là một thầy thuốc rất giỏi. Ông được coi là ông tổ của ngành y dược. Ông đã sớm truyền ngôi lại cho con để có thời gian nghiên cứu y học và luôn tận tâm trong việc chữa bệnh cho mọi người, đặc biệt là dân nghèo.

Một ngày nọ, Esculape trên đường đi thăm bạn thì gặp một con rắn. Ông đã đưa cây gậy để gạt con rắn nhưng nó lại bám lấy rồi bò lên quấn quanh cây gậy. Esculape đã cầm cây gậy đập xuống đất để giết chết con rắn.

Nhưng khi chuẩn bị bước tiếp, Esculape chợt để ý thấy một con rắn khác bò tới cứu, miệng ngậm một loại thảo dược và giúp con rắn đã chết sống lại. Từ đó, Esculape để tâm tìm kiếm các loại cây cỏ trong núi để chữa bệnh cho con người. Thần Zeus, chúa tể của các vị thần Hy Lạp cổ đại, sợ Esculape quá tinh thông y học sẽ giúp cho loài người trở thành bất tử nên sai anh em nhà Cyclopes tạo mũi tên sấm sét để trừng phạt. Nhờ thần Apollon kêu xin, thần Zeus đã tha tội và cho Esculape tham dự vào hàng tinh tú trong chòm sao Nhân mã (Sagittaire). Từ đó, Esculape được xem như thần bổn mệnh của các thầy thuốc.

Thần Esculape lấy vợ là Lampetie và sinh được 2 con gái là Hygie và Panacée, 3 con trai là Thelesphore, Machaon và Podalire. Tất cả 5 người con của ông đều tạo dựng được danh tiếng không kém cha.

Cũng theo truyền thuyết, Hygie đã nuôi rắn thần để chữa bệnh và về sau trở thành nữ thần biểu tượng cho việc giữ gìn sức khỏe con người, do đó môn vệ sinh học được đặt tên là Hygène. Cô con gái thứ hai - Panacée - là nữ thần có khả năng chữa mọi bệnh tật, do đó thuốc chữa bệnh được gọi là Panacée.

Hai người con trai đều tham gia cuộc chiến thành Troy và đã được Homère ca ngợi trong tập trường ca Iliad. Machaon có tài chữa mọi vết thương cho các chiến binh, còn Podalire là một thầy thuốc ngoại khoa tài năng.

Trong nhiều thế kỷ, có thể vào thời kỳ Pindare, đầu thế kỷ thứ 5 TCN, Esculape mới được tôn thờ như một vị thần linh của y học Hy Lạp.

Cũng có lẽ từ thời điểm này, những đền thờ đầu tiên được xây dựng để ghi ơn ông, đồng thời còn được dùng làm nơi khám chữa bệnh. Chữ Esculape về sau đã trở thành danh từ chung để chỉ những người hành nghề y dược.

Để tưởng nhớ Esculape, hậu thế đã dựng bức tượng của ông, tay cầm chiếc gậy làm bằng cây nguyệt quế và một con rắn quấn xung quanh. Con rắn này có tên là Elaphe longissima, một loài rắn lành có màu sắc đẹp, sống phổ biến ở châu Âu. Dựa vào truyền thuyết trên, ngành y đã dùng biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy phép của Esculape. Con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh và kéo dài tuổi thọ.

Về sau này, Tổ chức Y tế Thế giới quyết định lấy hình ảnh con rắn quấn quanh cây gậy là hình ảnh đại diện trong Y học.

Điều khá thú vị là trong tiếng Pháp, hình ảnh con rắn cũng có nhiều trong tục ngữ. Thử đơn cử vài câu:

“ Parfois, il vaut mieux ne pas chercher à comprendre, c’est plus simple, car la vérité est plus cruelle que le venin du serpent.” ( Đôi lúc, tốt hơn là đừng cố gắng hiểu, đơn giản hơn, vì sự thật còn độc ác hơn nọc rắn )

“ Lorsque la tête du serpent est coupé, le reste n’est qu’une corde.” ( Khi đầu rắn đã bị chém đứt, mọi thứ chỉ còn là sợi dây.)

“ Ne brandis pas dans l’air le serpent que tu as tué, les autres serpents te guettent. “ ( Đừng tung lên trời con rắn bạn đã giết, những con khác đang rình rập đó.)

“ Serpent qui change de peau est toujours serpent.” ( Rắn đã lột da vẫn là rắn)

“ Qu’il est plus aigu que la dent d’un serpent d’avoir un enfant ingrat.” ( Răng rắn còn nhọn hơn là một đứa con phản bội )

“ Celui que le serpent a piqué prend peur d’une corde.” ( Người bị rắn cắn sợ cả sợi dây.)

“ Il faut allier la durée du serpent à la douceur de la colombe, un esprit dur et un cœur tendre.” ( Cần kết hợp sự trường tồn của con rắn với sự ngọt ngào của bồ câu, tinh thần cứng rắn và trái tim nhân hậu.)

“ Vous êtes des brebis parmi les loups. Soyez rusés comme le serpent, tout en gardant l’innocence des colombes.” ( Bạn là cừu trong bầy sói.Hãy tinh quái như rắn, mà vẫn giữ sự ngây thơ của bồ câu.)

Và nếu tìm trong tiếng Anh thì cũng không thiếu:

“ A snake can shade its skin but it still remains a snake.” ( Rắn có thể che bộ da nhưng vẫn cứ là rắn.)

“ Although the snake does not fly it has caught the bird whose home is in the sky.” ( Tuy rắn không thể bay nhưng nó vẫn bắt được con chim ở trên trời.)

“ He who digs too deep for a wish, may come out with a snake.” ( Ai đào sâu để tìm điều mong ước sẽ thoát ra với một con rắn.)

“ Marriage is a sack full of ninety- nine snakes and an eel.” ( Hôn nhân là một cái giò đựng chín mươi chín con rắn và một con lươn )

“ Snakes follow the way of snakes.” ( Rắn theo cách của rắn)

“ We keep an eye on the scorpion and the snake, but we do not watch out for the millipede.” ( Ta canh chừng bò cạp và rắn mà không để ý tới con rết ). Nếu còn tìm trong những ngôn ngữ khác chắc vẫn còn vì con rắn là hình ảnh quen thuộc đối với mọi nước.

Nay nhân lúc chờ con rồng bàn giao công việc cho con rắn, tản mạn đôi điều như trên cũng đỡ sốt ruột, phải không?

Cuối năm Giáp Thìn.

THÂN TRỌNG SƠN.