Ảnh Internet
Nhà văn Trần Bang Thạch, trước 1975 ký bút hiệu Nguyễn Cát Đông. Thuở nhỏ, anh học các lớp Sơ học, Tiểu học ở làng quê, lớn lên học trường Trung học Phan Thanh Giản (Cần Thơ), rồi tiếp tục lên Sài Gòn học Đại Học Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm Sài Gòn; ra trường 1970, được bổ nhiệm về dạy tại trường Trung học Thủ Khoa Nghĩa (Châu Đốc), trường Cao Đẳng Sư Phạm Long Xuyên (địa điểm trường Thoại Ngọc Hầu cũ).
Nguyễn
Cát Đông, vốn là một người được nuôi dưỡng bằng chất liệu phù sa vùng đồng bằng
làng Thường Thạnh Đông, quận Châu Thành (Cái Răng), tỉnh Cần Thơ, nên người đọc
bắt gặp nhiều ký ức của tác giả qua những vần thơ viết về miền sông nước ấy từ những
ngày thơ ấu theo mẹ tản cư chạy giặc trên những cánh đồng đầy đưng, lác:
“Giữa
tiếng đạn bom mỗi lần chạy giặc
Giữa
lác, đưng, đỉa, muỗi Trà Lồng
Đôi
tay mẹ như mây trời bát ngát
Một
cánh cò vất vả nuôi con.”
Và rồi,
những địa danh thân thiết tự thuở nào của một vùng quê hương lại hiện diện trong
thơ anh như dòng nước ngọt nuôi dưỡng những mảnh vườn, những cánh đồng xa xăm
cùng những bến sông nhộn nhịp mà sung túc, trù mật ấy của một thời:
“Ngun
ngút đồng xanh Thác Lác, Bà Đầm
Tấp
nập ghe xuồng Ngã Bảy, Ngã Năm
Cam
ngọt Trường Long, khóm thơm Long Mỹ
Rộn
rịp hát đình Bình Thủy, Cái Răng”
(Mẹ Cần Thơ)
Vốn
là một giáo sư còn rất trẻ vào cái thuở mới bước chân vào đời, rất yêu nghề và thương
học trò, người thầy cũ giờ cũng ôm ấp trong lòng nỗi nhớ những phấn trắng, những
bảng đen, những trường lớp và những học trò cùng biết bao kỷ niệm êm đềm nhiều
khi “mắt ướt giữa sương khói chiều” nào!
“Nghe
sao lạ những ngói vôi
lạ
em giữa lớp, lạ tôi giữa trường
hạt
mưa nào rớt qua đường
hay
tôi mắt ướt giữa sương khói chiều!”
(Khúc
lạ trường)
Có
những khi nắng sớm mưa chiều, có những lúc vì dòng đời dời đổi …, thế rồi, nghề
dạy học không còn được như ngày nào vừa cao thượng vừa hoa mộng, vừa cần thiết
mà bổ ích, nên có lúc người thầy cũ nghe lòng mình bồi hồi nhớ lại những gì
thân ái của
một
thời yêu dấu ấy:
“Em
trong cửa lớp nhìn ra
Ta
ngoài cửa lớp thấy ta một thời
những
thầy,
những
bạn,
những
tôi
những
cơn mộng cũ
ngồi
nơi góc nào?!”
(Khúc
lạ lớp)
Để rồi
từ đó, người thầy cũ chợt nhớ lại mình có lúc cũng đã từng say sưa giảng cho nhiều
lớp học trò về những vần thơ tiễn chồng ra mặt trận với “trống trường thành
lung lay bóng nguyệt” vừa hùng hồn vừa cảm động, mà nay sao lòng cảm thấy mình
lại lạ lẫm với chính mình:
“Vẳng
nghe tiếng trống trường thành
với
câu chinh phụ còn quanh chỗ ngồi
người
xưa?
người
đã đi rồi!
còn
đây tiếng phấn nhẹ rơi giữa ngày!”
(Khúc
lạ thầy)
Các
cái “lạ” mà tôi vừa mời bạn cùng tôi lướt qua vài “khúc lạ” ấy cũng chính là những
niềm hạnh phúc của một khoảng đời của người thầy cũ! Nỗi nhớ ấy dường như nó
bàng bạc đâu đó trong trái tim, trong tâm hồn của người thi sĩ ấy chừng như tha
thiết lắm, như một từ-khúc xé lòng của bàn với ghế, của thầy với trò, của hôm
qua và hôm nay…, mãi hoài không lúc nào có thể quên đi được:
“Ghế
với bàn là kỷ niệm xưa
hay
kỷ niệm ghi trên bàn ghế?
Ngồi
xuống đi em. Ngồi lâu lâu nhé
để
nâng từng kỷ niệm lâu lâu
Có
thật là tuổi trẻ qua mau
hay
tuổi trẻ đang ngồi ở đó
giữa
ghế bàn im và khung cửa nhỏ
chờ
ta về dẫu có trăm năm
Những
ảnh những hình tưởng đã biệt tăm
bỗng
trở lại bằng xương bằng thịt
một
ít chỗ kia, chỗ này một ít
cũng
no đầy một dãy hành lang
Người
trở về dẫu nếp da nhăn
dẫu
phiêu bạc chân trời góc bể
Vết
phấn xưa nghe chừng vẫn trẻ
Tiếng nhỏ đọc
bài ngọt sớt như xưa
Bất
kể là người về tới hay chưa
vẫn
nghe tiếng trống trường giục giã
vẫn
tiếng guốc cầu thang thong thả
vẫn
thân tình tiếng gọi mầy tao
Em
bây giờ vẫn nét xanh xao
của
sách vở tú hai tú một
dẫu
em có quần bò, áo mốt
thì
cũng em guốc mộc áo dài
Kính
mời em dừng lại nơi đây
chỗ
tay vịn cầu thang tới lớp
Đứng
bên em vẫn nghe hồi hộp
Như
ngày xưa hồi hộp bên em
Có
điều gì em muốn nói thêm
muốn
cười, khóc... hay chi cũng được
Bàn
ghế đó: khung trời buổi trước
sẽ
theo ta cười, khóc trọn đời
Ghế
với bàn, bàn với ghế ta ơi!
Cứ
ngồi đó chờ ta trở lại.
(Bàn
Với Ghế Ta Ơi)
Xưa
nay, dường như không có thi sĩ nào làm thơ hay mà không biết mơ mộng… Hồi còn
nhỏ mới ê a học thơ vài ba bài lúc còn ngồi ghế nhà trường, tôi thường nghe thi
sĩ Hàn Mặc Tử rao bán trăng: “Ai mua trăng, tôi bán trăng cho…” Vâng, chính cái
điều không tưởng tượng nổi có người muốn rao “bán trăng” vì quá đa tình ấy, làm
người đọc thế hệ chúng tôi cứ mỗi lần nhắc tới Hàn Mặc Tử là cứ nhớ câu thơ rất
quen thuộc nằm lòng!
Nhưng
với nhà thơ Nguyễn Cát Đông, anh không muốn rao bán trăng như Hàn Mặc Tử nữa
vì, trước nhứt, anh không muốn bắt chước người nổi tiếng; thứ nữa là việc rao
bán trăng như vậy đã thuộc về cái thời dĩ vãng qua lâu rồi, không còn hợp thời
của Nguyễn Cát Đông của thời buổi bây giờ … Vả lại, nếu anh muốn bán, thì
“trăng xưa” của Nguyễn Cát Đông cũng đã “lạc” mất lâu rồi, còn đâu nữa để một lần
mà rao với bán!
“Khi
người về dẫm dấu chân xưa
có
nghe tiếng đìu hiu rất lạ
Lau
lách cũ bên dòng kinh ngọn lã
chừng
như quen, như lạ người về
Vẫn
ngàn năm con cuốc gọi hè
Tiếng
bìm bịp nghe trầm con nước lớn
Người
dẫu thấy lời chim đoài đoạn
Cũng
không ngờ người đoài đoạn hơn chim
Con
trăng nào vẫn đậu mái tây hiên
Khăn
lụa tím còn phơi bờ giậu
Đã
thật xa một mùa trăng cũ
sao
trên khăn còn giọt vắn giọt dài
Bếp
thẫn thờ nhả khói chiều nay
hồn
thục nữ chìm sâu bến đợi
Tình
buổi ấy cũng buồn như khói
nên
thành mây lạc bến xa bờ
để
người về mất dấu trăng xưa
Chim
vườn cũ nghe chừng cũng lạc
thì
đừng trách lầu không hoàng hạc
chỉ
còn nghe lá rụng hiên ngoài
Mỏn
một đời đá nát vàng phai
Tàn
một cánh hường nhan phận bạc
nên
nửa mảnh trăng thề đã khác
đã
phôi pha tự buổi xuân tàn!”
(Trăng
xưa cũng lạc)
Trần
Bang Thạch
Xin
mở ở đây một dấu ngoặc để lướt qua một chút về cách dùng chữ “Mỏn một đời” trong
đoạn kết bài thơ vừa rồi của tác giả quá đặc sắc; trước nhứt vì nó quá giản dị,
quá gần gũi mà khó dùng vì nó không chứa chút gì chất thơ với thẩn trong đó
nhưng nó lại rất là thơ; thứ nữa, nhóm ba chữ ấy nó mang lại cái tứ thơ rất lạ
mà hàm súc bởi lẽ “mỏn một đời” là diễn tả được cái cùng cực của một phận người
như người ta thường nói “mỏn chí, mỏn dạ, mỏn hơi, mỏn lòng, mỏn sức…” thì ““mỏn
một đời”, theo tôi, nó bao hàm tất cả ý nghĩa của những chữ mà tôi vừa lược kể
vậy. Bạn không thấy tác giả rất cực khi lựa chọn những chữ này cho câu thơ của
anh sao?
Giờ
xin trở lại, trong dòng đời trôi, cứ trôi đi mãi không ngừng ấy, đôi lúc “nửa mảnh
trăng thề đã khác/ đã phôi pha tự buổi xuân tàn!”, có lẽ vì để “trăng xưa” mà “
cũng lạc” nên Nguyễn Cát Đông bị trăng bắt đền, nên anh phải làm rất nhiều thơ
về “trăng”.Chẳng hạn, có một lần, tác giả đã“say trăng”:
“Dù
em là nguyệt hay trăng
Thì
em cũng vẫn là Hằng Nga tôi
Cao
sang em ngự cõi trời
Tôi
tên tục tử suốt đời say trăng”
(Say
trăng)
Rồi
chàng thi sĩ Nguyễn Cát Đông của làng Thường Thạnh Đông của Cái Răng, Cần Thơ
thuở ấy, có lần lại ngủ giữa vườn trăng chìm ngập những trữ tình, những lãng
đãng của một thời say đắm với ánh trăng treo trên lá trên cành hoặc trăng trôi
trên dòng song trăng bất tận với những cánh bướm, những nụ hoa vàng bông cải
cùng tiếng chim sẻ bên hiên nhà chợt thức giấc, cùng những “nụ tình ngập ánh
trăng chơi”:
“Em
vô tình
thả
rớt một dòng trăng
để
cánh bướm vườn khuya mất ngủ
luống
cải tàn đông
cũng
ngậm trăng mà xôn xao kết nụ
tôi
cũng nghe mình đầy ứ một vườn trăng
trăng
chảy ngọt ngào
trăng
chảy mênh mông
đôi
chim sẻ bên hàng hiên chợt thức
chợt
chấp chới môi tìm môi ướt
trăng
đậm như tình
trăng
mộng như thơ
một
cánh cửa hồn tôi bỗng hé, đâu ngờ
để
em dạo gót hồng thư thả
Em
là hương, là trăng
là
sóng vàng rộn rã
chảy
hiền từ
qua
từng ngõ ngách tôi
tôi
ngủ hiền từ
giữa
nhánh trăng trôi
giữa
một vườn em
vườn
trăng tình tự
có một
lúc, hình như, bỗng nở
mấy
nụ thơ tình ngập ánh trăng chơi
Em,
một vườn trăng
Vàng
một vườn tôi”
(vườn
trăng)
Với
tám chữ bình dị, mộc mạc mà đơn giản, không trau chuốt cầu kỳ gì mà thi nhân vừa
thay lời kết cho những vần thơ vừa kể về trăng, ở đó trăng và người hòa quyện lấy
nhau
không
rời quả là quá đẹp, quá trữ tình và quá lãng mạn:
“Em,
một vườn trăng
Vàng
một vườn tôi”
Thêm
nữa, trong thơ Nguyễn Cát Đông, người đọc bắt gặp trăng lúc nào cũng chan hòa vào
một hình tượng có thật như là tóc, như là bông để chúng ta có những câu thơ vẽ
nên bức thanh thủy mặc mà giàu cảm xúc, lung linh, sống động…
Xin
mời bạn, dưới đây là mấy vần thơ về “tóc trăng” ngọt ngào mà tha thiết:
“Em
về tóc nhuộm màu trăng
Tôi
mòn con mắt giữa hằng hà sao
Áo
hoa hay má em đào
Nghe
trong sắc lụa có hào quang em
Ngọt
câu tình tự lời chim
Hay
lời tôi nghẹn giữa im lặng chờ
Bước
em. Bước khẽ. Bước hờ
Em
mông lung để vật vờ bước tôi
Cuối
đường tóc chảy trăng trôi
Em
trong cửa khép. Tôi nơi cõi ngoài
Trăng
về ngủ muộn trong mây
Tóc
em ngủ muộn trên ngày tháng tôi”
(Tóc trăng)
Và,
bài “trăng hoa” với câu thơ ngắt nhịp từng chập, từng chập mà bồi hồi:
“Rừng
bỗng thấp
Thấp
Mù đại
lãnh
Núi
khốc khô
Đá rớt
Địa
tầng
Mầm
bỗng nhú từ nghìn thu đọng
Phút
định hình hoa động tình trăng.”
(Trăng hoa)
Dường
như nhà thơ Nguyễn Cát Đông không có in thơ thành sách, nhưng thơ anh còn rất
nhiều, nhiều lắm, rải rác trên các trang mạng, phần nhiều ngự trị trên trang
nhà Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm (Cần Thơ) mà anh là người chủ bút, hầu
hết đều tha thiết,như trong những bài “Tháng tư, nhớ Sài Gòn”, “Tiếng cười em”, “Hạt
tình”, “ Cây
si”,
“Ví dầu”, “Nước mắt”, “Thu rơi”, vân vân… và còn nhiều nữa; nhưng ở đây tôi muốn
mời bạn cùng thưởng thức thêm một bài thơ của Nguyễn Cát Đông rất giản dị mà đẹp;
đẹp cả hình thức lẫn nội dung, bài “Chuỗi Ngọc”, mà theo thiển ý của tôi, một người
nhà quê già, bạn chỉ cần liếc mắt qua một chút với chừng ấy thôi, là bạn đã nhận
ra được thế nào là quý báu và hạnh phúc trong tình chồng vợ, nghĩa phu thê mấy
chục năm gắn bó với nhau rồi!
Xin
mời bạn:
Chuỗi
Ngọc
“Chợt
thấy tình như chuỗi ngọc châu
để
anh đếm từng ngày châu ngọc
Hạt
chuỗi đầu: em huyền mái tóc
Cho
thơ anh suối chảy miên truờng
Có
chút gì như chút dễ thương
Chút
mộng, chút mơ, chút hờn, chút dỗi
Chỉ
một chút của em mà lòng anh bão nổi
Nghe
sao thương giọt nắng bên thềm
Nghe
ngọt ngào từng hạt mưa đêm
để
anh thức làm thơ. Và làm thêm nỗi nhớ
Rồi
từng hạt ngọc châu tình yêu tuổi nhỏ
nối
dài thêm xâu chuỗi ân tình
Một
đoạn đường dài, vạn nẻo chông chênh
Ta nắm
chặt tay vượt ngàn thương khó
Hương
lửa ba sinh ngọt ngào từng hơi thở
Hun
tình yêu nồng thắm đến bây giờ
Tạ
ơn Người Tình-Người Vợ-Người Thơ
Đã hết
dạ cùng anh kết tròn xâu chuỗi ngọc”
(Nguyễn
Cát Đông- Trần Bang Thạch)
Tóm
lại, sau khi đọc một số các bài thơ của nhà thơ Nguyễn Cát Đông-Trần-Bang Thạch
trên trang nhà Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm, tôi nhận ra được ở những
trang thơ ấy cái hơi thơ của tác giả nó phảng phất cái nét văn chương rất uyên
bác của một nhà mô phạm mà khiêm cung, bình dân và ân cần; cái giản dị của chữ
dùng mà bàng bạc một tấm lòng chơn chất của người con xa quê không lúc nào quên
mình là nhà quê, là dân vườn, là dân ruộng. Thêm nữa, Nguyễn Cát Đông còn là một
người học trò già luôn ghi khắc trong tâm tấm lòng nhớ ơn thầy cũ của mình và
chính anh lại là một người thầy cũ
nhớ
trường, nhớ lớp, nhớ bàn, nhớ ghế, nhớ bạn và nhớ học trò ngày nào của anh nữa,
không dứt…. Đặc biệt, tác giả còn là một người chồng chung thủy rất mực với chị
Nguyệt Xưa (hiền thê của anh):
“Tạ
ơn Người Tình-Người Vợ-Người Thơ/
Đã hết
dạ cùng anh kết tròn xâu chuỗi ngọc”!
Ôi,
đẹp biết bao một tâm hồn rất lãng mạn mà lòng đầy nhân ái ấy!
Hai
Trầu
Houston,
ngày 17.01.2021 (Đọc lại và bổ túc ngày 07 tháng 01 năm 2025)