Hình ảnh lấy từ Internet
( tưởng
nhớ Mười Carbon)
Những buổi sáng trước khi vào lớp Hạ và Ướt Mi thường chen lấn với tụi học trò để mua cho được hai ổ bánh mì bơ thơm ngon. Mua xong hai đứa hí hửng chạy ra gốc anh đào, tựa lưng vô gốc cây cùng nhấp nhám vị ngọt và hương thơm của bánh.
Buổi
sáng còn nhiều hơi sương trên lá cỏ, bài Pháp Văn chưa làm, bụng đánh lô tô,
hai đứa ngẫm nghĩ mãi”
có nên cúp cua không?” Sợ
nhất là cô kêu lên đọc bài, không hiểu sao Hạ đọc tiếng Pháp không được, tiếng
Anh thì còn có thể, giờ
Pháp Văn thật là ngán ngẩm. Ướt Mi cũng chẳng hơn gì, mỗi khi đứng lên đọc bài
hai hàng mi rậm của
nhỏ chớp lia, rồi nước mắt bắt đầu ứa ra, cô sợ quá, cho nhỏ ngồi xuống. Không
phải Ướt Mi ra chiêu đâu, mà thật sự nhỏ
mau nhè, mít ướt chịu không nổi.
“ Hạ
ơi! Bay nhé?”
Lớp
học cũng lạ, thiết kế có cửa hông, cô giáo loay hoay trên bục, khi cô vừa quay
lên bảng là hai đứa khom
mình ôm cặp chuồn lẹ, chỉ có Hương Liên và Thúy Bảo ngồi sau lưng phát hiện.
Nhưng
không sao, hai đứa không lo, sắp nghỉ hè rồi, đứa nào cũng học không vô mà…
Cỏ xanh, trời trong vắt khi sương đã tan hết, trên cao lá thông lấp lánh dưới nắng, một chút gió lạnh mang đầy mùi hương cây cỏ thấm sâu vào buồng phổi hai đứa. Ôi chao, một buổi sáng tuyệt vời. Hạ hát nho nhỏ” rước em lên đồi, cỏ hoang ngập lối…”
Khoác
tay nhau, hai đứa bắt đầu lang thang trên đồi… Đi
mãi đi mãi , rồi đổ dốc xuống bờ hồ Xuân Hương.
Nếu
nằm xuống mà lăn thì chắc khoái lắm, ôi , nếu mình là con trai, sẽ chơi liền,
hén nhỏ?
Hạ
ao ước , còn Ướt Mi thì ngoác miệng cười, nhỏ hay nói, hay cười, mà lại cũng
hay nhè, bốc kinh khủng
luôn, nghĩa là tính khí khi nắng khi mưa, vậy mà có nhiều cái đuôi theo lẳng nhẳng
mới …dễ ghen tị chứ!
Còn
Hạ đó hả? Hạ hiền khô à, nhát nữa chứ!
Hôm
qua nè, khi Hạ bước lên xe đò để về nhà thì xe không còn chỗ ngồi, trời ơi con
gái mà đu theo xe thì
coi sao được, Hạ luống cuống nhìn quanh, thời may có một anh chàng đứng lên nhường
chỗ, anh nầy mặc đồ của Hướng Đạo, Hạ lí
nhí cám ơn…., từ đó cho đến lúc xe về đến Chi Lăng , Hạ luôn cúi mắt nhìn xuống, vì anh chàng kia cứ” chiếu tướng “ Hạ
hoài, còn tủm tỉm cười nữa chứ.
Sáng
giờ hai đứa cứ mãi líu lo chuyện gì không đâu, nên Hạ quên kể cho Ướt Mi nghe
chuyện hôm qua, nhưng
mà Hạ thấy sao sao í, có gì bâng khuâng trong lòng không hiểu rõ, cũng không biết
nói với Ướt Mi như thế nào, sao mà ánh mắt
anh chàng Hướng Đạo đó cứ…vương vướng trong lòng Hạ.
Hai
đứa nắm tay nhau chạy ào xuống dốc…ha ha…, hai đứa khoái chí cười hết ga luôn. Nhưng kìa, có mấy người lố nhố bên bờ hồ đang
trố mắt nhìn, quê quá, hai đứa đứng khựng và cùng há hốc mồm nhìn lại họ. Ôi! Toàn là màu áo Hướng
Đạo, toàn là con trai, Hạ mắc cở níu Ướt Mi bước đi thật nhanh.
“ Chị
ơi! Chị gì ơi!”
Ai
đó lên tiếng gọi làm hai đứa giật mình quay phắt lại. Ồ, một khuôn mặt quen quen.
Anh
chàng vừa lên tiếng gọi vội vàng bước tới cười…xả giao.
“
Xin lỗi, có phải chị…học Bùi Thị Xuân…hôm qua …, ồ, không ngờ gặp lại chị, xin
chào chị.”
Hạ bỡ
ngỡ, nhưng nhanh chóng nhớ ra anh chàng nhường chỗ ngồi trên xe hôm qua, không
hiểu sao Hạ như cứng lưỡi không thốt ra
được lời nào, hồn bay mất tiêu. Ướt Mi lanh chanh.
“ Dạ
xin chào các anh, các anh đang làm gì mà ngó bộ vui quá vậy?...”
“ À,
tụi tui đang nấu cơm, mời hai chị cùng ăn cơm luôn nhé?”
Hạ
ái ngại kéo tay Ướt Mi ra dấu từ chối, nhưng nhỏ phủi tay Hạ ra, láu táu:
“ Ồ,
ăn cơm há? Tụi mình cũng đói rồi đây”
Hạ e
ấp nhưng Ướt Mi thì …thiệt tình không biết nói sao, nhỏ tung tăng như đi bắt bướm
vậy, nhưng mà cũng hay, có Ướt Mi lăng
xăng cũng vui, khiến cho cả bọn không mấy chốc mà đã thấy thân nhau thêm một chút.
Hạ
không làm gì, chỉ ngồi nhìn mọi người và chỉ biết cười.
Cả bọn
họ gồm sáu người, là dân Quy Nhơn, lên Đà Lạt cắm trại. Ai cũng vui vẻ cả.
Anh
chàng hôm qua tự giới thiệu tên Mười – Phạm Văn Mười – rồi cũng giới thiệu tên
các bạn, Hạ và Ướt Mi cũng cho biết tên
mình.
Vui
thật, người nhóm lửa, người vo gạo, người chiên khô…
Con
trai mà rành nấu bếp ghê, đúng là dân hướng đạo có khác…
***
Mười
có nước da nâu đen, sóng mũi cao, nhưng Hạ thích nhất là đôi mắt nâu có hàng mi
cong như con gái. Hạ gọi Mười là Phạm Mắt
Nâu.
Một
lần Mười nghịch ngợm lục cặp học, rồi lấy luôn cuốn sổ tay ghi chép của Hạ. Tức anh ách, vì đêm hôm trước Hạ mới viết được
một đoạn tùy bút mà Hạ rất thích, Hạ viết về cái màu vàng của ngọn đèn đêm bên hông cư xá, nơi đó,
những buổi tối trời mưa Hạ vẫn từ cửa sổ nhà mình nhìn
ra và bao giờ cũng thấy lòng mình xao xuyến bởi cái đẹp của những hàng mưa rơi
xiên xiên loang
loáng
dưới ánh đèn. Đẹp và buồn chi lạ.
Hạ
đa cảm lắm, điều gì làm tâm hồn Hạ xao động Hạ đều muốn ghi lại hết.
Hạ
đa cảm như cỏ non, như sương mai, như ánh trăng trên đồi, như nụ hồng, như nước
róc rách bên khe suối, như thác ngàn, như
chim muông…
Tất
cả, Hạ đều viết vào cuốn sổ tay đó.
Vậy
mà Mười lấy mất, bao nhiêu ý nghĩ, bao nhiêu tâm trạng, nỗi xuyến xao của Hạ,
Mười đều đã đọc và thấy
hết còn gì… Tức ghê.
Chiều hôm đó Mười và Hạ cùng ngồi dưới gốc thông, trên tay Hạ là cuốn Tuổi Ngọc, còn Mười thì lẩm nhẩm hát nhỏ ”… từ lúc đưa em về, là biết xa nghìn trùng…”
Hát
ư ử một hồi Mười than buồn ngủ quá, Hạ kêu Mười cứ ngủ đi, Hạ đọc sách!
Mười
nằm dài cạnh chân của Hạ, đầu kê lên cánh tay, nhắm nghiền mắt, khi đó Hạ không
đọc sách nữa mà cầm cuốn Tuổi Ngọc che hờ
nắng cho khỏi chói mắt Mười.
Gió
chiều thổi những lá thông lao xao trên cao.
Đồi
Cù bình yên vô cùng.
Phía
dưới chân đồi, mặt hồ Xuân Hương phẳng lặng dịu dàng dưới nắng ấm.
“ Mười
ơi! Dậy đi, chiều lắm rồi , Hạ phải về”
Mười
thức dậy ngơ ngác, rồi mỉm cười ngồi lên. Hạ nói:
“ Hạ
phải về, xuống trại lấy sổ tay trả lại cho Hạ nghen, mau lên”
Mười
phủi những cọng cỏ khô dính trên áo, vươn vai:
“ Mười
không trả đâu, à, mà thế nầy, nếu Hạ cùng Mười đi một vòng hồ thì Mười sẽ trả”
“ Trời
đất! đi một vòng sao nổi chứ, xa như vậy, đi đến tối rủi hết xe làm sao?”
“ Hết
xe mình đi bộ chứ sao?”
Mười
nói xong đã rảo bước thật nhanh, Hạ lúp xúp bước theo, bụng giận quá chừng.
Nhưng
kìa, Mười chợt quay lại nắm tay Hạ.
Hạ
ngỡ ngàng, muốn giựt tay ra nhưng Mười nắm thật chặt, bàn tay ấy của Mười sao
nóng ấm quá làm Hạ
thấy chao đảo. Mười năn nỉ:
“
Mình đi một vòng hồ nhé, mai Mười về Quy Nhơn rồi”
Chân
Hạ muốn sụm, Hạ thảng thốt:
“
Sao đến giờ mới nói chứ?”
Mười
im lặng không nói gì, ngay phút ấy Hạ nghĩ, “ có đi mười vòng hồ Hạ cũng đi Mười
ơi!”
Cái đau lói trong tim Hạ, Mười không hề biết…
Hai
đứa nắm tay nhau lặng lẽ đi mãi…, một vòng hồ thôi sao nghe nặng từng bước
chân?
Cũng
không biết nói gì? Tại sao Mười hay hát” như cánh vạc bay”? tại sao“ từ lúc đưa
em về, là biết xa nghìn
trùng…”
Có lẽ
bước chân hai đứa đều loạng choạng ngã nghiêng…
Gió
lạnh đã thổi về, không biết đã mấy giờ? Nắng chiều đã tắt, thành phố đã có những
ánh đèn yếu ớt từ xa.
Còn
chuyến xe cuối, nhanh lên Mười ơi!
Đã
nhìn thấy chiếc xe đò chạy tới, hai đứa rảo bước thật nhanh, đi như chạy, Hạ mỏi
chân quá chừng,
Mười
như kéo lê Hạ chạy theo vậy. Vừa
thở dốc hai đứa vừa vẫy tay đón xe, bỗng thật nhanh, Mười quay sang ôm đầu Hạ
và cúi hôn lên mắt .
Mười
thì thầm trên tóc Hạ:
“ Tạm
biệt cô bé, mùa hè sau mình lại gặp nhau nghe Hạ”
Tim
Hạ đập liên hồi, mọi thứ diễn ra quá nhanh, Hạ như say, run run bước lên xe, muốn
khóc.
Mười
ác quá, hai đứa thậm chí còn chưa kịp cho địa chỉ của nhau.
… Lâu lắm về sau nầy, dễ chừng đã hơn 40 năm, Hạ không hề có tung tích gì về Mười.
Dâu
bể chập chùng, những nghiệt ngã đổ xuống những bờ vai nhỏ, tuổi xuân trôi đi
cách nào cũng không nhớ
nổi.
Trong
mênh mông của thời gian , mỗi khi nhớ về Đà Lạt, là nhớ đến vô vàn kỷ niệm, của
bạn bè, của người thương, cái thương
không bao giờ dám ngỏ.
Có
khi có cơ hội để về thăm Đà Lạt, Hạ đã bỏ qua không đi, nghe người ta nói” về
Đà Lạt làm gì?? chỉ thêm đau”
Ướt
Mi cũng không biết đã biền biệt phương nào. Nhưng
rồi một người bạn cũ trong nhóm hướng đạo ngày ấy đã tìm được Hạ nhờ internet. Qua người bạn ấy, Hạ mới biết Mười đã qua đời.
Mười
không phải là lính Việt Nam Cộng Hòa, cũng không phải là ” ác ôn”, có lẽ khi đó
Mười chỉ là một sinh
viên, thế mà Mười lại chọn một cái chết quá oan nghiệt cho nỗi tuyệt vọng của
mình.
Nghe
nói Mười cắt mạch máu rồi nhảy xuống giếng sâu.
Đôi
mắt nâu buồn ngày xưa ấy đã khép lại vĩnh viễn.
Đà Lạt
mơ…
ÂU
THỊ PHỤC AN